Theo một nhóm các nhà khảo cổ Mỹ và Hy Lạp, người Hy Lạp cổ đại lần đầu tiên thờ phụng thần Zeus quyền năng tại một điện thờ trên núi Lykaion. Trong một lần khai quật mới đây tại địa điểm này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện những đồ nghi lễ thường được sử dụng trong hoạt động thờ cúng và có niên đại trên 3 thiên niên kỷ. Đây chính là bằng chứng sớm nhất về sự xuất hiện của thần Zeus tại Hy Lạp.
Khám phá này thách thức quan điểm cho rằng việc tôn thờ thần Zeus bắt đầu trên hò đảo Crete của Hy Lạp, nơi đây đã được ít nhất một nhà sử học cổ đại đặt tên là nơi sinh thần thoại của thần. Những phát hiện mới nhất trên núi Lykaion thuộc tỉnh Arcadia cũng lâu đời như chính khái niệm về thần Zeus, theo nhà khoa học David Romano thuộc đại học Pennsylvania.
Mặt trái của đồng bạc xtato, Zeus Lykaios ngồi trên ngai vàng với con đại bàng đậu trên tay trái. Đồng bạc có đường kính 2 cm, niên đại vào thế kỷ 5 trước Công nguyên Romano cho biết: “Bằng chứng mới này cho thấy có những bữa tiệc đã diễn ra trên đỉnh núi cách đây khoảng 3.300 đến 3.400 năm trước”.
Sự tôn thờ thần sấm sét vẫn còn nguyên vẹn
Thần Zeus là nhân vật quan trọng nhất trong thần thoại Hy Lạp cổ đại. Ngài là đáng cai trị tối cao của đỉnh Olympus, chúa của bầu trời và là cha của những vị thần và con người khác, ví dụ như Athena, Apollo, Heracles, Aphrodite và Helen của thành Troy, theo truyền thuyết kể lại.
Nhân vật anh hùng này được sinh ra hoặc là ở đảo Crete hoặc trên núi Lykaion, theo hai nguồn thông tin được viết vào thời cổ đại. Trong khi truyền thuyết là như thế, các nhà sử học và các nhà khảo cổ học vẫn luôn hứng thú với công việc tìm kiếm những nhân tố trong câu chuyện ít nhất cũng được dựa trên sự thực.
Mặc dù đền thờ thần Zeus, trong đó có một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại, được tìm thấy ở trên khắp Hy Lạp. Nơi sinh thành của thần Zeus có thể là nơi mà những người Hy Lạp lần đầu tiên tôn thờ ngài.
Khi khai quật một căn hầm trên núi Lykaion, nơi mà các nhà sử học Hy Lạp cổ đại sau này gọi là “án thờ tro của thần Zeus”, các nhà khảo cổ học phát hiện trên 50 đồ chứa nước, các phần của những bức tượng người và động vật, cùng với xương của dê và cừu bị cháy.Tất cả những đồ tạo tác này phù hợp với những nghi lễ thờ cúng của người Mycenae định cư tại Hy Lạp cách đấy xấp xỉ 3.000 đến 4.000 năm.
Một phần của những đồ đạc này được nhóm nghiên cứu công bố sơ bộ vào năm ngoái.
Các án thờ trên đỉnh núi của người Mycenae rất hiếm thấy ở phần lãnh thổ chính của Hy Lạp, theo các nhà khảo cổ học. Giai đoạn này cũng trùng khớp với những đề cập lịch sử đầu tiên về thần Zeus trong những trang văn tự Hy Lạp. Điều đó cho thấy các nghi lễ trên núi Lykaion chính là để vinh danh ngài.
Tập tục tôn thờ thần Zeus đã trở nên phổ biến hơn trên núi Lykaion trong thời Hy Lạp cổ đại, theo nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khảo cổ học thuộc đại học Pennsylvania, Arizona và Dịch vụ khảo cổ học Hy Lạp.
Hình ảnh xe ngựa của Zeus từ “Những câu chuyện bi kịch Hy Lạp” năm 1879.
Những căn hầm mới hơn và cao hơn còn có các đồng xu bạc, một cánh tay bằng đồng thiếc cầm bó sấm sét; những lần khai quật trong quá khứ cũng về những tia sét bằng đá. Tất cả những đồ vật trên đều mang một lời khẳng định về thần Zeus, từ đó cho thấy việc sử dụng các án thờ thần trên núi Lykaion vẫn không hề thay đổi trong suốt vài thiên niên kỷ.
Thần thoại và lịch sử
Mối liên hệ giữa thần thoại và lịch sử dường như không áp dụng đơn độc trong trường hợp Hy Lạp cổ đại. Nhiều nền văn hóa cổ đại cũng tồn thờ các vị lần có mối liên hệ cả với thế giới vật chất và tinh thần. Những địa điểm trong thực tại được đề cập đến trong văn tự thần thoại về thần thánh thường trở thành nơi tôn thờ hay các đền điện ví dụ như núi Lykaion và ngược lại. Điều này đặc biệt đúng với các nơi sinh thành hay nhà của thần thánh, ví dụ như:
Heliopolis, Ai Cập: Mặc dù đã bị phá hủy và nuốt chửng phần lớn bởi sự mở rộng của Cairo hiện đại, thành phố Heliopolis cổ đại một thời là trung tâm tôn thờ thần Ra của Ai Cập, đây là vị thần Mặt Trời tối cao. Ra băng hà vào buổi tối và được tái sinh vào mỗi sáng, theo truyền thuyết, ngài nằm trên con thuyền trôi nổi cả đêm dưới địa ngục.
Kilauea, Hawaii: Ngọn núi lửa thiêng liêng trên Đảo Lớn của Hawaii vừa đáng sợ (bởi nó là ngọn núi lửa hoạt động mạnh mẽ nhất trên hành tinh) và được sùng kính bởi nó là nhà của Pele, thần Lửa của Hawaii. Khách du lịch nếu bất kính với Kilauea hay lấy đá từ ngọn núi sẽ khiến thần Pele nổi giận và sẽ nguyền rủa những con người xấu số.
Teotihuacan, Mexico: Địa danh quan trọng nhất của Aztecs thời kỳ trước Colombia đồng thời là thành phố chính của thế giới, Teotihuacan cũng là trung tâm thờ phụng thần rắn có lông vũ Quetzalcoatl, Đấng sáng thế của Aztec. Thần thoại Aztec kể rằng tại ngôi đền trên địa danh này, thần Quetzalcoatl lần đầu tiên có lông vũ gắn lên cơ thể giống loài rắn của mình.