Hồng huyết cầu
Trông cứ như những viên kẹo Alpenliebe dâu nhưng thực ra chúng là những hồng huyết cầu (RBCs) có hai mặt lõm làm nhiệm vụ truyền ôxy đi khắp cơ thể. Ở phụ nữ có khoảng từ 4-5 triệu RBCs trong 1 mm3 máu, còn nam giới có khoảng 5-6 triệu. Những người sống ở những địa hình cao thì có nhiều hồng huyết cầu hơn do môi trường có ít khí ôxy hơn.
Ngọn tóc bị chẻ
Việc dưỡng và cắt tóc thường xuyên có thể giúp tránh được cho tóc bị tình trạng chẻ ngọn “ẹ” như trong hình.
Nơ-ron thần kinh Purkinje
Purkinje là một trong những tế bào thần kinh có kích thước lớn nhất trong số 100 tỷ nơ-ron có trong não. Những tế bào này có nhiệm vụ điều phối các dây thần kinh vận động ở vỏ tiểu não. Rượu, lithium, những bệnh tự miễn dịch, các hiện tượng đột biến gien gồm có bệnh tự kỷ và thoái hóa thần kinh sẽ ảnh hưởng xấu lên các tế bào thần kinh Purkinje của người.
Tế bào lông tai
Những tế bào lông tai nhìn gần trông như các tế bào tóc người. Chúng nhận biết các chuyển động cơ học để phản ứng lại với những dao động âm thanh.
Những mạch máu phân ra từ dây thần kinh thị giác
Những mạch máu của võng mạc phân ra từ một đĩa quang học màu đen. Đĩa quang học là một điểm mù vì vùng này của võng mạc không có tế bào hấp thụ ánh sáng.
Lưỡi với các gai lưỡi
Lưỡi chúng ta có khoảng 10.000 gai lưỡi có chức năng phân biệt các vị mặn, ngọt, chua, đắng và đánh giá mức độ thơm ngon của thức ăn.
Những mảng bám trên răng
Hãy nhớ đánh răng thường xuyên vì nếu không bề mặt răng sẽ hình thành những mảng bám “ớn lạnh” như trên.
Cục máu đông
Hình ảnh một cục máu đông trông như một mạng nhện dính chùm nhiều hồng huyết cầu với nhau. Tế bào ở giữa là một bạch cầu.
Phế nang phổi
Đây là ảnh màu chụp bên trong của phổi chúng ta. Những khoang trũng này gọi là alveoli, là nơi diễn ra sự trao đổi khí với máu.
Những tế bào ung thư phổi
Hình ảnh những tế bào ung thư phổi biến dạng trông hoàn toàn trái ngược với lá phổi khỏe mạnh phía trên.
Những lông tơ trong ruột non
Những lông tơ ở ruột non làm tăng diện tích bề mặt ruột giúp cho việc hấp thụ thức ăn. Nhìn gần bạn sẽ thấy một ít thức ăn còn vướng lại trong một kẽ hở.
Những tế bào trứng người có hình vòng hoa
Hình ảnh một tế bào trứng màu tím trên một đầu cây kim. Trứng có phủ một lớp màng zona pellicuda, một loại hợp chất glycoprotein để bảo vệ trứng nhưng cũng có thể giúp bẫy và giữ chặt tinh trúng.
Tinh trùng trên bề mặt trứng người
Hình chụp cận cảnh một vài tinh trùng đang cố gắng thụ tinh trên trứng.
Phôi người và tinh trùng
Nhìn cứ như hình ảnh một cuộc chiến đang nổ ra nhưng đây thực ra là trứng sau 5 ngày đã thụ tinh và vẫn còn một vài tế bào tinh trùng dính quanh. Bức ảnh quang học này được chụp bằng kính hiển vi điện tử quét. Phôi và nhân tinh trùng có màu tím trong khi những đuôi tinh trùng còn sót lại có màu xanh lá. Những vùng màu xanh dương những mối nối lấp khoảng trống giữa các tế bào.
Phôi thai 6 ngày tuổi
Ảnh màu của một phôi thai 6 ngày tuổi.