12A8nt
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

12A8nt

Wellcome to A8
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 VĂN CHƯƠNG NHẬT BẢN ĐANG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC BẠN TRẺ VIỆT NAM!

Go down 
Tác giảThông điệp
khachgiangho
tứ đệ tử
tứ đệ tử
khachgiangho


Tổng số bài gửi : 91
Join date : 16/04/2009

VĂN CHƯƠNG NHẬT BẢN ĐANG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC BẠN TRẺ VIỆT NAM! Empty
Bài gửiTiêu đề: VĂN CHƯƠNG NHẬT BẢN ĐANG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC BẠN TRẺ VIỆT NAM!   VĂN CHƯƠNG NHẬT BẢN ĐANG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC BẠN TRẺ VIỆT NAM! I_icon_minitimeTue May 05, 2009 2:56 pm

Giống như những đợt sóng không biết dừng lại, thời nào Nhật Bản cũng sản sinh không chỉ một mà rất nhiều nhà văn xuất chúng. Chỉ mấy năm vừa qua, ngót nghét một chục nhà văn Nhật xuất hiện ở Việt Nam đã dần phá vỡ sự quy giản khá kỳ cục nhưng phổ biến trong đầu óc rất nhiều người, đồng hóa văn học Nhật với Yasunari Kawabata.

VĂN CHƯƠNG NHẬT BẢN ĐANG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC BẠN TRẺ VIỆT NAM! Images12
KAWABATA

Sự độc tôn của Kawabata ở Việt Nam quả là có phần thái quá, khi mà ông được dành cho vị trí danh dự trong sách giáo khoa và giáo trình, nhiều tuyển tập lớn và không biết bao nhiêu luận văn cùng luận án. Điều này dĩ nhiên là hoàn toàn xứng đáng với tài năng to lớn của ông, nhưng sự tập trung dồn hết vào Kawabata khiến cho các tác giả khác cũng được dịch ra tiếng Việt và cũng vĩ đại gần như không được nhắc tới: Junichiro Tanizaki với Cái chìa khóa, Kenzaburo Oe với Một nỗi đau riêng, hay Yukio Mishima, rồi Natsume Soseki… Nói cho cùng, đây cũng là một điều phổ biến tại Việt Nam, khi mà một thời gian dài cứ mở miệng nói đến văn học Đức là người ta nhắc Hermann Hesse, hay văn học Thổ Nhĩ Kỳ đồng nghĩa với Aziz Nesin…

Mọi chuyện đã dần thay đổi. Cả một đợt thác văn chương đầy tươi mới từ Nhật Bản đã đổ vào Việt Nam, tuy chắc chắn là không thể mạnh mẽ bằng cơn lốc manga, nhưng cũng đã để lại rất nhiều dư vị, và không ngừng khẳng định vị thế quan trọng của mình trên thị trường sách dịch của Việt Nam hiện nay. Điều đáng ngạc nhiên là tuy người buộc độc giả Việt Nam quan tâm trở lại với văn học Nhật là Haruki Murakami, nhưng sức sống thực thụ của đợt thác này lại nằm trong tay những người phụ nữ trẻ tuổi.

VĂN CHƯƠNG NHẬT BẢN ĐANG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC BẠN TRẺ VIỆT NAM! Hj11
BANANA YOSHIMOTO

Trước hết là Banana Yoshimoto. Tuy còn khá trẻ, sinh năm 1964, nhưng từ hơn mười lăm năm nay Yoshimoto đã là cái tên không thể không nhắc tới của văn học hiện đại Nhật Bản, chinh phục độc giả mọi nước từng dịch tác phẩm của cô, bán được nhiều triệu bản sách, tạo ra cả một thuật ngữ, Bananamania, chỉ sự say mê rất lớn mà độc giả khắp nơi dành cho cô; cùng với hai Murakami (Haruki và Ryu), Banana là chân kiềng thứ ba của văn học Nhật ngày nay. Vĩnh biệt Tugumi được đạo diễn Jun Ichikawa dựng thành phim năm 1990, đã giành được hầu hết giải thưởng điện ảnh lớn của Nhật Bản vào năm đó.

Tại Việt Nam, từ Kitchen cho tới N.P, rồi Vĩnh biệt Tugumi, Thằn lằn và gần đây nhất là tập truyện ngắn Say ngủ, Yoshimoto cũng đã có được một lượng fan hâm mộ nhất định, tuy rằng không thể so được với những gì cô từng làm được tại những nơi như Mỹ hoặc các nước châu Âu. Những chủ đề vô cùng đơn giản nhưng được xử lý bằng một sự tinh tế rất hiếm thấy làm nên một văn phong Yoshimoto không thể lẫn vào đâu. Rất bình tĩnh trước thành công cá nhân, có lần Yoshimoto từng cho biết thậm chí cô còn cảm thấy có lỗi vì những gì cô viết ra “cho vui” lại thành công lớn đến vậy.

Sự đa dạng của văn học Nhật Bản được khẳng định bằng nhiều cây bút rất khác nhau. Nếu Yoshimoto nhẹ nhàng và da diết với những gì xảy ra xung quanh mình, thậm chí cả với các đồ vật, thì hai nhà văn nữ Amy Yamada và Hitomi Kanehara lại tạo nên cả một thế giới bạo liệt, nhiều lúc điên cuồng của một giới trẻ khó xác quyết cho mình một lối đi đơn giản. Điều này cũng phản ánh những mặt đối lập rất khó giải thích của tính chất Nhật Bản, vừa dịu dàng và nâng niu đối với món tempura và môn cắm hoa nghệ thuật ikebana, lại vừa say mê với môn vật đầy bạo lực sumo và thích chọn cái chết kinh hoàng như seppuku (tự mổ bụng – một nhà văn nổi tiếng như Mishima cũng từng có lựa chọn này).

VĂN CHƯƠNG NHẬT BẢN ĐANG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC BẠN TRẺ VIỆT NAM! 810
YAMADA AMY

VĂN CHƯƠNG NHẬT BẢN ĐANG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC BẠN TRẺ VIỆT NAM! Doc-do10
Bìa tác phẩm Đôi mắt ấy vẫn ở trên giường

Yamada, gần với Ryu Murakami, tập trung vào những mặt trái và góc khuất của cuộc sống giới trẻ, không ngại ngần vạch ra cả những điều khó chịu và khó nói, với một giọng văn sắc lạnh, những miêu tả đi sát kề với sự trần trụi của những bộ phim tài liệu cao tay. Đôi mắt ấy vẫn ở trên giường là một tác phẩm điển hình của Yamada. Cuốn tiểu thuyết mỏng kể về cuộc tình giữa một cô gái Nhật và một lính Mỹ da đen, cùng một lúc chạm đến lối sống buông thả của tuổi trẻ và vết thương tâm lý của dân tộc Nhật Bản. Nhân vật thứ hai, Hitomi Kanehara cũng dựng lại chân dung thanh niên Nhật hoang mang, mất định hướng trong Rắn và khuyên lưỡi, nhưng theo cách của riêng mình.

Lẽ dĩ nhiên, văn chương của các khuôn mặt mới mẻ này, dù giành được rất nhiều giải thưởng danh giá tại Nhật Bản (như giải Tanizaki và giải Agutagawa), vấp phải rất nhiều phản ứng ngay tại Nhật. Khó ở đâu sự xung đột giữa truyền thống Á Đông và việc hướng về thế giới phương Tây lại lớn như ở đây. Khi Haruki Murakami bắt đầu ra tiểu thuyết, người ta từng sửng sốt vì không thấy đâu tinh thần võ sĩ đạo, cái bi phẫn hay vẻ đẹp đơn sơ mộc mạc của tuyết trắng, mà lại là các ban nhạc rock nhạc pop của thập niên 60, nhạc cổ điển châu Âu và văn học hiện đại của Mỹ. Nhân vật của Murakami đọc Scott Fitzgerald chứ không phải Kawabata, và câu “nói dỗi” của Oe khi nhận xét về Murakami đã trở thành kinh điển, theo đó Oe chê văn của Murakami “hôi mùi bơ”.

VĂN CHƯƠNG NHẬT BẢN ĐANG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC BẠN TRẺ VIỆT NAM! Ee10
HARUKI MURAKAMI

Nhà văn nữ cuối cùng cần nhắc đến ở đây là một cây bút rất độc đáo: Yoko Ogawa. Cùng độ tuổi với Banana Yoshimoto, và cũng sử dụng một giọng văn không mang màu sắc nổi loạn, nhưng Ogawa thực sự là một nhà văn có tầm vóc lớn, với rất nhiều chủ đề đa dạng và cách xử lý bậc thầy ở hầu hết các trường hợp. Chịu ảnh hưởng của Junichiro Tanizaki và yêu thích Haruki Murakami, Ogawa còn học tập được nhiều điều từ các nhà văn Mỹ Scott Fitzgerald, Raymond Carver và Truman Capote. Đặc biệt, nhờ giáo sư của mình, cô được gặp Paul Auster và có thêm một nguồn ảnh hưởng mới, nhất là từ cuốn tiểu thuyết Moon Palace của Auster. Sau này, Paul Auster cũng sẽ nhiều lần khen ngợi các tác phẩm của Ogawa.

VĂN CHƯƠNG NHẬT BẢN ĐANG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC BẠN TRẺ VIỆT NAM! Eeeee10
YOKO OGAWA

VĂN CHƯƠNG NHẬT BẢN ĐANG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC BẠN TRẺ VIỆT NAM! Hhj10
Những tác phẩm đã xuất bản ở VN


Ba cuốn tiểu thuyết đã dịch ra tiếng Việt của Ogawa hé lộ về một nhà văn luôn tìm cách lưu giữ ký ức và có một cái nhìn không một chút khoan nhượng vào các tình cảm con người. Nhật ký mang thai đi sâu vào những cảm giác ít người dám nói ra, vì liên quan đến một “cấm kỵ”: tình mẫu tử. Giáo sư và công thức toán là một cuốn tiểu thuyết hết sức thông minh, đầy nhân hậu và xúc cảm. Đặc biệt hơn cả, Quán trọ Hoa Diên Vỹ hướng cái nhìn vào ham muốn, phân tích nó bằng những miêu tả chi tiết, chính xác, lồng trong một cốt truyện kỳ lạ, hấp dẫn giữa một cô gái trẻ con bà chủ quán trọ và một dịch giả tiếng Nga kỳ quái sống một mình trên hòn đảo nhỏ.

Cả bốn nhà văn, tuy rất khác nhau, nhưng rõ ràng là đã mang đến một hình ảnh khác về người phụ nữ Nhật, tất nhiên là không còn kín mít trong chiếc kimono và bước đi líu ríu như chúng ta đã quá quen thuộc trong bộ phim truyền hình nổi tiếng Oshin.
[/color]
Về Đầu Trang Go down
 
VĂN CHƯƠNG NHẬT BẢN ĐANG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC BẠN TRẺ VIỆT NAM!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mẫu underwear nào đang được ưa chuộng?
» Hướng dẫn cách cầu cơ hay nhất!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
» Những phim tiếp theo đang Hot của thế giới do việt nam thực hiện
» 6 cách làm giàu đáng sợ nhất!!!!!!!!!!
» Đàn ông việt nam nam tính nhất thế giới đó, khỏe !!!!!!!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
12A8nt :: Thư Viện Sách và Truyện :: Mọt sách-
Chuyển đến